• Hotline:0975 580 386
    Hotline kỹ thuật:
  • Địa chỉ:115-117 Đào Duy Anh - Phường 9 - Phú Nhuận - Hồ Chí Minh
  • EnglishVietnamese
Rate this post

Dạy golf trong trường học: Học để biết… khái niệm

Theo LS Trương Xuân Tám, một người chơi golf, việc dạy golf trong trường học chỉ đủ khiến sinh viên biết được khái niệm về môn thể thao này.

Từ năm học 2021-2022, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ trở thành trường công lập đầu tiên đưa golf vào giảng dạy.

Trong năm học đầu tiên, môn golf được dạy thử nghiệm, sinh viên có thể chọn học môn nay tương tự gần 20 môn thể thao đã có. Bước đầu, Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao (Đại học Quốc gia Hà Nội) sẽ phối hợp với một học viện chuyên đào tạo golf để đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo giảng viên.

Khi golf được dạy chính thức, Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao sẽ cung cấp trang thiết bị, dụng cụ luyện tập cho sinh viên. Học phí môn này tương tự các tín chí khác, sinh viên không phải đóng loại phí bổ sung.

Trao đổi với Đất Việt, LS Trương Xuân Tám, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Hãng luật Tường Trương Xuân Tám, một người đam mê môn thể thao này, cho rằng, trường Đại học Quốc gia Hà Nội đưa golf và giảng dạy trong trường với quan điểm để giáo dục sinh viên một cách toàn diện.

Theo hình dung của LS Trương Xuân Tám, với học phí tín chỉ môn golf tương tự như các môn thể thao khác thì  mô hình đào tạo golf trong trường học khá đơn giản, không có sân tập mà sẽ có thảm golf và lồng tập golf trong nhà.

Nếu muốn hiện đại hơn, trường có thể đầu tư xây dựng phòng tập golf 3D mô phỏng và tạo cho người chơi cảm giác như đang thực hiện những cú đánh swing, putting như ngoài sân golf thật.

Loại hình này gồm 1 sensor gắn trên thân gậy, 1 ổ cứng kết nối với tivi hoặc máy tính. Sensor cảm ứng trên thân gậy có thể đo được lực đánh của người chơi và đo quãng đường bay và mô phỏng quỹ đạo bay của bóng golf hiển thị trên màn hình giúp người học theo dõi và điều chỉnh lực đánh của mình.

Bắt đầu từ năm học 2021 – 2022, môn golf sẽ được đưa vào giảng dạy thử nghiệm tại ĐH Quốc gia Hà Nội (Ảnh VNU)

“Về cơ bản, dạy golf trong trường học là để sinh viên biết được khái niệm và làm quen với bộ môn này, ai có năng khiếu, có đam mê thì đó sẽ là tiền đề để sau này các em học thêm và phát triển lên.

Ở đây Đại học Quốc gia Hà Nội liên kết với học viện đào tạo golf, sinh viên có nhu cầu có thể đến đó học một cách bài bản dù chi phí tốn kém hơn rất nhiều”, LS  Trương Xuân Tám nói và cho biết, thực tế nhiều sinh viên gia đình có điều kiện, ở trường không dạy golf, các em vẫn chịu khó đi xa để tập với giá cao.

“Tập golf rất tốn kém. Trung bình mỗi giờ tập mất khoảng 800.000 đồng tiền thuê thầy, 200.000 đồng tiền bóng, chưa kể các chi phí khác.

Nếu trường học với mục đích đa dạng hóa các môn học, có điều kiện để dạy golf giá rẻ cho sinh viên, các dụng cụ golf được cho mượn miễn phí cũng là điều tốt, giúp sinh viên có thêm lựa chọn, đồng thời đó cũng là môn giúp các em tăng cường cơ hội giao tiếp của mình. Học ở trường xong, sinh viên nào có năng khiếu và điều kiện kinh tế thì học tiếp, còn không thì cũng chỉ biết khái niệm về golf rồi bỏ”, vị luật sư cho biết.

Theo luật sư Trương Xuân Tám, môn golf có phải môn “quý tộc” hay không là tùy theo cách nói, tuy nhiên đó là môn thể thao đắt đỏ, tốn rất nhiều tiền. Hiện nay ở Việt Nam, môn thể thao này đã bắt đầu phổ biến khi rất nhiều tỉnh, thành ở Việt Nam có sân golf và người chơi là những người có thu nhập cao, chủ yếu là giới doanh nhân.

Khẳng định sinh viên có điều kiện tiếp cận với golf cũng là điều tốt song  LS Tám lưu ý đến mặt bằng chung sinh viên Việt Nam, trừ một số ít thuộc “con nhà giàu”, còn lại không thể đáp ứng được điều kiện để chơi bộ môn này.

“Theo thông tin ban đầu, khi Đại học Quốc gia Hà Nội đưa golf vào giảng dạy, học phí môn này chỉ tương tự các tín chỉ khác, sinh viên không phải đóng thêm loại phí nào. Tuy nhiên, để học một cách bài bản môn này, rồi sinh viên sẽ phải trang bị giày, gậy, lau tay, bóng golf… mà các dụng cụ golf lại rất đắt tiền.

Để có tiền chạy đua học golf rất khó, và đương nhiên nó sẽ tạo khoảng cách giữa các nhóm sinh viên với nhau. Hiện nay, trong giới sinh viên đã có sự phân hóa giàu nghèo, nếu có thêm môn golf thì nó có thể khiến sự phân hóa ấy thêm sâu sắc. Đây là vấn đề cần lưu ý”, LS Trương Xuân Tám nói. 

Thành Luân

Danh mục sản phẩm

Hỗ trợ trực tuyến toàn quốc

TP.HCM

0975 580 386

HÀ NỘI

0396.323.531

ĐÀ NẴNG

0975 58 0386

Video

Trường đại học dạy đánh golf không phải để...

Trường đại học dạy đánh golf không phải để "cậu ấm cô chiêu" làm dáng Đang có sự ...

Giải pháp 3D – 5D Golf | Giải pháp...

Giải pháp 3D - 5D Golf | Giải pháp ưu việt cho Golfer Giải pháp Golf 3D - ...

LGA hỗ trợ Đại lý bàn giao phòng 5D...

LGA hỗ trợ Đại lý bàn giao phòng 5D Golf cho Chủ Đầu tư Novaland Tiếp nối sự ...

LGA Bàn giao phòng 5D Golf tại Cafe Hoa...

LGA Bàn giao phòng 5D Golf tại Cafe Hoa Viên - Phú Thọ. Mới đây tại CLB Thể ...

1900 7296